English Vietnamese
Bật mí cấu tạo và công dụng của kìm bạn nên biết

Bật mí cấu tạo và công dụng của kìm bạn nên biết

Nội dung bài viết

Kìm là dụng cụ khá quen thuộc đối với tất cả mọi người và công dụng mà nó đem lại vô cùng đa dạng. Vậy kìm có cấu tạo như thế nào và bao gồm những công dụng gì? 

Hiện nay có rất nhiều mẫu kìm khác nhau với công dụng vô cùng đa dạng, phù hợp với yêu cầu của rất nhiều người. Trong bài viết dưới đây Smartzone sẽ giới thiệu đến bạn cấu tạo chi tiết của kìm và tham khảo những công dụng nổi bật của kìm trên thị trường nhé!

Kìm là gì?

Kìm là một dụng cụ khá quen thuộc đối với những ai làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật, sửa chữa. Kìm được biết đến là một dụng cụ cơ khí cầm tay được sử dụng để giữ các đồ vật một cách chắc chắn. Nếu nhìn thoáng qua thì kìm được thiết kế khá giống với những chiếc kéo chuyên dụng, tuy nhiên có thêm những chi tiết khá đặc biệt. 

Hình ảnh bài viết

Cấu tạo của cái kìm khá đơn giản  

Thông thường mọi người sử dụng những chiếc kìm để kẹp, giữ, uốn cong hay bẻ các vật dụng có độ cứng nhất định. Trên thị trường có rất nhiều mẫu kìm khác nhau thậm chí là đa công dụng ngay trên một chiếc kìm, vậy nên tùy thuộc vào mục đích sử dụng sẽ có những loại kìm phù hợp. 

Đặc điểm cấu tạo của kìm

Tìm hiểu về cấu tạo của kìm thì chúng ta có thể thấy được 2 bộ phận chính có trên những chiếc kìm đó là lưỡi kìm và tay cầm. Các bộ phận này được thiết kế khác nhau tùy thuộc vào từng mục đích sử dụng, có thể thể khác nhau về màu sắc, kích thước, hay chất liệu. 

Lưỡi kìm 

Trước tiên hãy cùng tìm hiểu về phần lưỡi kìm. Hầu hết phần lưỡi kìm được thiết kế dày và được làm từ các chất liệu hợp kim có độ cứng cao. Đặc biệt khi chế tạo lưỡi kìm người ta có thể kết hợp thêm chrome hoặc vanadium để tăng thêm độ cứng, bền bỉ và hạn chế tình trạng bị ăn mòn. 

Lưỡi kìm dùng để kẹp, uốn vật liệu thường cứng

Lưỡi kìm dùng để kẹp, uốn vật liệu thường cứng

Các lưỡi kìm được thiết kế theo những kích thước khác nhau tùy vào mục đích sử dụng như kìm dùng để kẹp, kìm dùng để uốn cong, bẻ gãy vật liệu,.. Phần lưỡi kìm cũng được thiết kế có phần rãnh nhỏ để tăng ma sát và giữ vật liệu được chặt hơn, chống trơn trượt. 

Ngoài ra đối với những vật liệu như kim loại, trang sức nên sử dụng những loại kìm có phần lưỡi được làm từ đồng thau, nhôm hoặc nhựa,… để tránh bị trầy xước. 

Tay cầm 

Đối với phần tay cầm của các loại kìm cần phải cứng cáp, chịu lực mạnh từ cổ tay nên thường được làm từ chất liệu thép để tăng độ cứng. Bên ngoài tay cầm được bọc thêm một lớp nhựa và phủ thêm cao su để chống trơn trượt khi cầm. Thiết kế tay cầm theo dáng phù hợp để có thể cầm vừa trong lòng bàn tay, đặc biệt cấu tạo kìm cũng giúp lực từ tay tác động mạnh nhất đến vật liệu khác. 

Khi thiết kế tay cầm của kìm bạn cần lưu ý đó là phần tay cầm này càng dài thì tạo ra lực kẹp càng mạnh, ít gây mỏi tay khi dùng. Còn đối với những loại kìm có phần tay cầm ngắn thì cần tăng thêm độ dày để tăng lực và phù hợp trong những vị trí hẹp. Hiện nay các loại kìm hiện đại đã được tối ưu hơn với thiết kế cong vừa đủ và sử dụng phụ kiện như lò xo trợ lực để giảm đi lực tay khi sử dụng kìm.

Hình ảnh bài viết

Tay cầm giúp người dùng sử dụng dễ dàng 

Các loại kìm phổ biến và công dụng chính 

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại kìm với đa công dụng. Vậy cùng Smartzone tham khảo một số loại chính và công dụng của kìm vô cùng hữu ích nhé!

  • Kìm mỏ quạ: Đây là loại kìm có thiết kế phần lưỡi giống mỏ con quạ, nên được lấy tên là kìm mỏ quạ. Loại kìm này thường dùng để kẹp vật dụng có kích thước to như đầu bu lông, khớp nối ống nước,... Khi nhắc đến công dụng của kìm mỏ quạ thì nổi bật nhất đó là tạo được lực kẹp rất mạnh do thiết kế đặc biệt cùng với góc nghiêng 45 độ. Loại kìm này phù hợp dùng để sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, vật dụng lớn. 

  • Kìm đa năng Leatherman: Đây là dụng cụ khá đặc biệt với rất nhiều công dụng. Kìm Leatherman được thiết kế với nhiều đầu như lưỡi dao, móc, lưỡi kìm,... nên có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. 

Hình ảnh bài viết

 

Tiện lợi với Kìm đa năng Leatherman 

  • Kìm cắt cáp: khác so với các loại kìm khác, kìm cắp cáp có phần lưỡi ngắn cũng như sắc nhọn và có độ cứng cao. Công dụng của kìm cắt cáp đó là cắt được các loại dây cáp khác nhau như cáp xoắn, cáp mềm, cáp thép, …

  • Kìm cộng lực: Với thiết kế cán kìm dài và lưỡi ngắn theo dạng đòn bẩy, giúp tạo ra lực lớn khi cắt các thanh thép dày. 

  • Kìm gấp, uốn: Lưỡi của các loại kìm này được thiết kế dài, rộng và dày để bóp, uốn các loại tôn, kim loại có độ mềm. 

Trên đây là bài viết giới thiệu chi tiết cấu tạo của kìm và công dụng hữu ích của nó, bạn có thể tham khảo. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể tìm kiếm cho mình những chiếc kìm phù hợp với mục đích sử dụng của mình. 

 
← Bài trước Bài sau →
Tác giả: Trường Giang

Trường Giang - CEO của thương hiệu Smartzone. Tác giả Trường Giang phụ trách viết các bài viết chuyên môn chia sẻ kinh nghiệm với kiến thức chuyên gia về ngành công nghệ, các sản phẩm điện thoại thông minh, máy tính xách tay, máy tính bảng, đồng hồ thông minh, máy ảnh kỹ thuật số, loa và phụ kiện âm thanh,... mang lại các thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Số điện thoại: 0964446084

Ngày sinh: 13/10/1991

Địa chỉ: 297 Trần Đăng Ninh, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: tgiangkc.ptit@gmail.com

Nội dung bài viết
icon

Giao hàng toàn quốc

Hỗ trợ giao hàng COD

icon

Hỗ trợ trả góp

Hỗ trợ trả góp lãi suất 0% qua thẻ tín dụng

icon

Thanh toán linh hoạt

Hỗ trợ thanh toán tiền mặt, thẻ tín dụng, trả góp